Hóa chất Melamine 99% hiện đang được sử dụng phổ biến trong ngành gốm sức, công nghiệp, phân bón,.. Sản phẩm được phân phối bởi Canm, quy cách 25 kg/bao với mức giá tốt nhất trên thị trường. Melamine xuất xứ đa dạng, đáp ứng được hầu hết các nhu cầu sử dụng trong sản xuất công nghiệp.
Tên sản phẩm | Melamine |
Tên gọi khác | Cyanurotriamide |
Công thức hóa học | C3H6N6 |
CAS | 108-78-1 |
Hàm lượng | 99% |
Xuất xứ | Trung Quốc |
Quy cách | 25 kg/bao |
1. Hóa chất Melamine là gì?
Hóa chất Melamine là một hợp chất bazơ hữu cơ có tên đầy đủ là 1,3,5-triazine-2,4,6-triamine, công thức hóa học của melamine là C3H6N6. Là chất rắn màu trắng tan ít trong nước được sử dụng rộng rãi trong chế biến gỗ, ván ép, keo dán, sản xuất phân bón, cao su…
2. Tính chất hóa lý của hóa chất Melamine
2.1. Tính chất vật lý
- Ngoại quan: Chất rắn màu trắng, dễ tan trong nước.
- Công thức phân tử: C3H6N6
- Khối lượng mol: 126.12 g/mol
- Khối lượng riêng: 1574 kg/m3
- Điểm nóng chảy: 350 °C (623 K; 662 °F)
- Điểm sôi: Sublimes
- Độ hòa tan trong nước: 3.1g/l (20 °C)
2.2. Tính chất hóa học
Công thức hóa học của Melamine là C3H6N6, được tạo thành từ 3 phân tử cyanamide (CN2H2). Nếu tính tỷ lệ của các nguyên tố cacbon, nito và hydro thì nito chiếm đến 66% khối lượng.
Melamine được chuyển hóa từ cyromazine bên trong cơ thể của động thực vật, chất này còn là dẫn chất của thuốc trừ sâu và có thể được hình thành trên cơ thể của động vật có vú.
3. Điều chế/ Sản xuất hóa chất Melamine
Thông thường, để sản xuất Melamin thì người ta tiến hành đun nóng dicyandiamide được chuyển đổi từ canxi cyanamide. Phương trình phản ứng như sau:
6(NH2)2CO → C3H6N6 + 6NH3 + 3CO2
Trong công nghiệp, người ta sản xuất Melamine bằng Urê để chế tạo nên C3H6N6 vì tính tiện ích cũng như nhanh gọn:
Urê phân hủy sẽ tạo tra axit cyanic và ammoni, đây là phản ứng thu nhiệt:
6(NH2)2CO → 6HCNO + 6NH3
Tiếp theo, axit cyanic polymer sẽ hóa tạo thành Melamine và cac skhis cacbon dioxit:
6HCNO → C3H6N6 + 3CO2
4. Ứng dụng của hóa chất Melamine C3H6N6
- Dùng trong sản xuất gỗ công nghiêp: Nhờ những đặc điểm nổi bật của mình như dễ dàng tạo lớp keo melamin dưới nhiệt độ cao, khả năng chống cháy và ít tan trong nước, ít chịu tác động của các hóa chất axit và bazơ mà chúng được người ta sử dụng phổ biến trong sản xuất và chế biến đồ gỗ nội thất.
- Melamine cùng với foc-môn được dùng làm nguyên liệu cho sản xuất nhựa chịu nhiệt và chất tạo bọt làm sạch.
- Là một trong những thành phần chính của chất màu Pigment Yellow 150 trong mực in.
- Được sử dụng để làm giảm hàm lượng nước, tăng khả năng chịu lực, hạn chế tạo xốp và tăng độ bền của bê tông trong sản xuất bê tông.
- Khi trộn chung với một số loại nhựa, chúng sẽ tạo thành một hỗn hợp có khả năng chống cháy.
- Được sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất phân bón.
Ứng dụng Melamine trong công nghiệp, nông nghiệp
Melamine cùng với foc-môn được sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất nhựa chịu nhiệt và chất tạo bọt làm sạch. Melamine cũng là một trong những thành phần chính của chất màu có tên Pigment Yellow 150 trong mực in và nhựa… Nó cũng được sử dụng trong sản xuất bêtông nhằm làm giảm hàm lượng nước, tăng khả năng chịu lực, hạn chế tạo xốp và tăng độ bền của bêtông.
Do sở hữu hàm lượng nitơ cao nên ngay từ những năm 50, melamine được sử dụng làm phân bón[3]. Tuy nhiên, do phản ứng thủy phân melamine nên tác dụng của nó đối với đất trồng rất hạn chế. Melamine cũng có mặt trong thuốc có gốc asen được dùng trong điều trị xoắn trùng châu phi[4]. Đã từ lâu người ta dùng melamine như một nguồn cung cấp nitơ không phải là protein cho động vật nhai lại[5] (tuy nhiên, quan điểm về ứng dụng này còn chưa nhất quán).
Vì hàm lượng nitơ cao nên melamine được những nhà sản xuất “gian dối” đưa vào thực phẩm. Cơ sở để họ thực hiện điều này là những phương pháp kiểm tra như phương pháp Kjeldahl và phương pháp Dumas đo hàm lượng đạm trong thực phẩm (một chỉ số dinh dưỡng) qua việc xác định hàm lượng nitơ. Chính vì vậy melamine được dùng để “lừa” phương pháp kiểm tra, lừa các cơ quan kiểm tra và tất nhiên là lừa người tiêu dùng.
Một điều cần lưu tâm là nhựa melamine thường được sử dụng trong đóng gói thực phẩm của người và động vật cũng như làm nguyên liệu chế tạo các dụng cụ ăn uống như thìa, dĩa… nên melamine có thể xâm nhập từ dụng cụ bao gói hay đồ dùng ăn uống vào thực phẩm với hàm lượng rất nhỏ (tính bằng phần triệu)[6]. Melamine cũng có thể được hình thành (như là dẫn chất) từ thuốc trừ sâu cyromazine nếu chất này có mặt trong mô của động vật, thực vật[7]. Hai trường hợp này (đều với hàm lượng rất nhỏ) có thể được gọi là sự “hiện diện không chủ định” để phân biệt với các trường hợp “cố tình” thêm melamine nói trên.
5. Lưu ý sử dụng, bảo quản hóa chất Melamine
5.1. Lưu ý sử dụng
- Hóa chất Melamine có độc tính thấp nhưng nếu sử dụng kết hợp với axit cyanuric thông qua liên kết hydro tạo kiểu liên kết phân tử hình mái ngoái tạo ra sản phẩm là một chất không tan melamin cyanurat. Việc này gây ảnh hưởng nghiêm trong đến sức khỏe của con người.
- Khi ăn phải thực phẩm có chứa hóa chất Melamine trong một thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng về sinh sản, sỏi bàng quang, sỏi thận, nặng nhất là ung thư bàng quang.
5.2. Lưu ý bảo quản
- Bảo quản nơi thoáng mát, khô ráo, tranh tiếp xúc với nhiệt độ cao.
- Bảo quản hóa chất Melamine trong thùng chứa chuyên dụng, tuyệt đối không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hay các nguồn gây nhiệt.
- Khi sử dụng hóa chất cần trang bị các đồ bảo hộ như gang tay, quần áo.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.